Tích cực chăm sóc lúa đông xuân

Thứ hai - 06/02/2017 02:56 134 0
Thời tiết vụ đông xuân 2016- 2017 diễn biến phức tạp, mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục kịp thời nên việc gieo cấy lúa đông xuân vẫn đảm bảo lịch thời vụ đề ra.
Tích cực chăm sóc lúa đông xuân

Thời tiết vụ đông xuân 2016- 2017 diễn biến phức tạp, mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục kịp thời nên việc gieo cấy lúa đông xuân vẫn đảm bảo lịch thời vụ đề ra.


Chăm sóc lúa đông xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi sau Tết Nguyên đán, nông dân khắp nơi trong tỉnh đã nhanh chóng xuống đồng chăm sóc lúa đông xuân. Tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đã chỉ đạo nông dân khắc phục mưa kéo dài bằng cách tập trung gieo cấy các giống ngắn ngày, giống đảm bảo phẩm cấp, giống chất lượng cao đã được khẳng định tính thích nghi trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng cơ giới trong sản xuất để đảm bảo tiến độ sản xuất. Kết thúc các trà gieo cấy vụ đông xuân 2016- 2017, toàn tỉnh gieo cấy được hơn 26.000 ha lúa đúng thời vụ. Hiện lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn đẻ nhánh, nông dân tiến hành tỉa, dặm, chăm sóc, theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động ứng phó, nhất là phòng chống các loại sâu bệnh rất dễ phát sinh trong điều kiện thời tiết hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, sắp đến có lượng mưa khá có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh cao hơn trung bình nhiều năm từ 30 - 50%. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa rét gây ra, đề nghị các địa phương và nông dân tập trung các phương tiện đấu úng, thoát úng cho ruộng lúa, thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến của thời tiết, tăng cường thăm đồng để ứng phó kịp thời các tình huống bất thuận của thời tiết làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng cũng như phát sinh nhiều loại sâu bệnh”. Đối với cây lúa, trong thời gian có gió mùa Đông Bắc, nông dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống rét như rải tro vào ruộng lúa. Nếu vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, dưới 16o C, cần cho nước vào ruộng ngập khoảng 1/3 chiều cao cây lúa. Các ruộng lúa chưa phun thuốc cỏ tiền nảy mầm được thì có thể sử dụng thuốc hậu nảy mầm để hạn chế cỏ dại. Tiến hành bón phân thúc đẻ nhánh khi lúa có 3- 4 lá thật, tức là sau sạ 18 - 20 ngày, sau cấy khoảng 10 - 15 ngày; bón 3 - 4 kg phân urê/sào. Bón thúc đòng khi lúa có đòng cứt gián (trước lúc lúa trỗ 22 - 25 ngày tuỳ theo giống) với lượng phân gồm: urê bón từ 1 - 3 kg/sào tuỳ theo màu xanh của lá lúa; kali bón từ 3 – 4 kg/sào.

Để tăng năng suất và chất lượng lúa nên phun thêm phân bón lá trước và sau trỗ 10 ngày, đặc biệt nên phun khi bộ rễ bị tổn thương. Lưu ý khi bón phân thúc đẻ nhánh và đón đòng cho lúa phải kịp thời và đúng liều lượng quy định, vì đây là giai đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Nông dân cần chú ý, tuyệt đối không được bón phân nhiều lần làm cho lúa đẻ lai rai, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa về sau. Phải tùy theo điều kiện thời tiết, chân đất và thực tế phát triển của lúa trong ruộng để bón phân cho chính xác và tiết kiệm được phân bón. Những ngày nắng nên bón phân vào sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày mưa lớn, hoặc giá rét, hoặc khi cây đang bị bệnh không nên bón phân, đặc biệt là phân đạm. Lúa tốt, lá mềm lướt không nên bón phân đạm, mà tăng cường bón lân và kali để cứng cây, chống đổ ngã. Lúa đỏ lá, tím lá nên bón kali, lân nung chảy hoặc vôi. Sau khi bón phân cần giữ mực nước trên ruộng từ 2 - 3 cm để tránh mất phân. Để có năng suất cao, lúa cần được chăm sóc kịp thời. Trên ruộng lúa mặc dù đã phun thuốc trừ cỏ nhưng khi bón thúc đợt 1 cần xới xáo sục bùn, tỉa dặm kịp thời để lúa phát triển tốt và đẻ nhánh tập trung. Cần áp dụng biện pháp tưới tiêu hợp lý khoa học để tăng năng suất và tiết kiệm nước, cụ thể cách tưới: Sau khi gieo 6 - 7 ngày, cho nước vào và tăng dần theo chiều cao của lúa để hạn chế cỏ dại. Đối với lúa cấy, khi cấy xong cho nước vào 3 - 5 cm để lúa nhanh hồi xanh. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh tháo cạn nước chỉ để 3 - 5 cm kết hợp bón phân thúc lần 1 và xới xáo sục bùn. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau gieo hoặc cấy 25 - 35 ngày tuỳ theo thời gian sinh trưởng của từng giống) cho nước ngập 7 - 10 cm để khống chế lúa đẻ nhánh lai rai. Khi lúa đứng cái, tháo nước cạn, phơi ruộng 4 - 5 ngày để ruộng khô nẻ nhằm giúp rễ ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng và hạn chế đổ ngã về sau. Khi lúa làm đòng đến trổ xong nên cho nước ngập 6 - 7 cm sau đó tháo cạn dần, tháo kiệt nước trước gặt 5 - 7 ngày. Nếu gặp thời tiết bất thuận như nắng nóng trên 35oC hoặc rét dưới 16oC, đặc biệt là giai đoạn lúa làm đòng cần cho nước vào ngập ruộng từ 10 - 15 cm tuỳ theo chiều cao cây để chống nóng, chống rét cho lúa. Các loại sâu bệnh thường xuất hiện trong vụ đông xuân là bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, sâu đục thân, rầy các loại, bệnh đạo ôn, khô vằn, thối thân thối bẹ, lem lép hạt...

Đặc biệt, bệnh vàng lùn, lùn xoắc lá có thể phát sinh và gây hại với diện tích lớn, vì vậy nông dân cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng, nếu thấy cây lúa có hiện tượng lùn xuống, đầu lá xoăn lại phải báo cho cơ quan Bảo vệ thực vật để có biện pháp xử lý. Vụ đông xuân năm nay, do lượng mưa trong năm 2016 cao hơn trung bình nhiều năm, có thể khắc phục được hạn hán nhưng vẫn còn nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại sâu bệnh có thể phát sinh và gây hại cây trồng. Vì vậy, nông dân cần tuân thủ đúng sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trong chăm sóc, tỉa dặm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh kịp thời và đúng lúc để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời vẫn tiếp tục tiết kiệm nước tưới để tạo điều kiện tưới tiêu cho sản xuất vụ hè thu tiếp theo.

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay19,680
  • Tháng hiện tại442,404
  • Tổng lượt truy cập2,935,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây