Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi

Thứ hai - 05/06/2017 04:46 78 0
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính đã xảy ra ở 15 xã, thị trấn của 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng với tổng diện tích hơn 100 ha.
Xuất hiện dịch bệnh trên tôm nuôi

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính đã xảy ra ở 15 xã, thị trấn của 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng với tổng diện tích hơn 100 ha.


Người nuôi tôm cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để phòng, xử lý bệnh hiệu quả trên tôm nuôi

Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 12- 28/5/2017 có đến hơn 59 ha tôm bị bệnh. Số diện tích được xử lý hiện tại là hơn 82 ha, số hóa chất Chlorine cấp hỗ trợ là trên 34 tấn. Hiện nay đang ở vào thời điểm nuôi chính vụ, với tính chất nguy hiểm và khả năng lây lan của dịch bệnh, dự kiến thời gian tới sẽ có khoảng 100 ha tôm nuôi bị bệnh trong khi đó hóa chất hỗ trợ dập dịch đã hết.

Để kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh trên tôm có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị UBND tỉnh sớm bổ sung kinh phí để mua hóa chất hỗ trợ người nuôi tôm trên địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân, vực dậy nghề nuôi tôm nước lợ sau sự cố môi trường biển vừa qua.

Đồng chí Nguyễn Văn Huân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để phòng, xử lý bệnh hiệu quả trên tôm nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại, người nuôi tôm cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Đặc biệt chú ý áp dụng quy trình ít thay nước để hạn chế dịch bệnh; hạn chế tối đa các nguồn dịch bệnh lây truyền từ ngoài môi trường vào ao nuôi, từ ao nuôi này sang ao nuôi khác; sử dụng các loại thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành; người nuôi tôm hạn chế đi lại trong vùng có dịch, đề phòng dịch bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác.

Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, người nuôi phải báo ngay cho cán bộ thú y xã, các cơ quan chức năng; nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần tiến hành thu hoạch ngay; phương tiện vận chuyển tôm phải đảm bảo không rò rỉ nước hoặc vương vãi tôm ra ngoài môi trường và phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi ra vào vùng dịch.

Sau khi thu hoạch, người nuôi tôm phải tự xử lý diện tích nuôi bị dịch bệnh bằng hóa chất Chlorine A với nồng độ 30ppm (30g/m3 nước) và khoanh vùng không cho bệnh lây lan, sau thời gian từ 7 - 10 ngày mới được xả nước ra ngoài môi trường…

Theo baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay16,698
  • Tháng hiện tại309,117
  • Tổng lượt truy cập2,187,495
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây