Xây dựng thương hiệu nông sản Vĩnh Linh

Chủ nhật - 05/02/2017 20:19 113 0
Cây ném là một trong những loại cây hoa màu gắn bó lâu đời với nông dân huyện Vĩnh Linh. Trước đây, do giá trị kinh tế mang lại không cao nên nhiều gia đình trồng ném xen với các loại cây trồng khác. Khi giá thu mua ném trên thị trường ngày càng tăng, ổn định và đặc biệt là ưu điểm có thể trồng ở khắp nơi, nhất là vùng đất sét, đất pha cát, đất cát, thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao nên nhiều người dân đã chú trọng mở rộng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; mạnh dạn phá bỏ vườn tạp hoặc chuyển đổi các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ném.

Cây ném là một trong những loại cây hoa màu gắn bó lâu đời với nông dân huyện Vĩnh Linh. Trước đây, do giá trị kinh tế mang lại không cao nên nhiều gia đình trồng ném xen với các loại cây trồng khác. Khi giá thu mua ném trên thị trường ngày càng tăng, ổn định và đặc biệt là ưu điểm có thể trồng ở khắp nơi, nhất là vùng đất sét, đất pha cát, đất cát, thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao nên nhiều người dân đã chú trọng mở rộng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; mạnh dạn phá bỏ vườn tạp hoặc chuyển đổi các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ném.


Chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Vĩnh Linh

Hiện nay, diện tích trồng ném toàn huyện ngày càng được mở rộng, với khoảng 300 ha. Nhiều địa phương đã hình thành các vùng chuyên canh ném mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. “Do chưa xây dựng được thương hiệu nên sản phẩm ném Vĩnh Linh chỉ được tiêu thụ ở những vùng lân cận, giá cả bấp bênh khi bị thương lái ép giá, gây ra khó khăn cho sản xuất cũng như làm mất niềm tin của nông dân. Việc triển khai đề án nhãn hiệu tập thể “Ném Vĩnh Linh” có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho ném Vĩnh Linh được người tiêu dùng biết đến; đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, tạo thu nhập ổn định cho người sản xuất”, ông Dương Văn Lương, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Vĩnh Kim cho biết.

Dưa Vĩnh Tú được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Vĩnh Tú có diện tích trồng cây dưa đỏ hàng năm trên 50 ha, lớn nhất trong toàn huyện Vĩnh Linh. Giống dưa Tiểu Yến quả dài trồng ở Vĩnh Tú có giá trị kinh tế cao hơn giống dưa quả tròn truyền thống, thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng ổn định nên được người dân đưa vào sản xuất ở các chân ruộng cát. Ông Trần Duy Anh, người trồng dưa lâu năm ở thôn Huỳnh Công Tây, Vĩnh Tú cho biết: “Từ lâu, dưa Vĩnh Tú đã chinh phục được nhiều người sử dụng. Thu nhập của người dân cũng từ đó mà tăng lên nhiều. Đã có được tiếng tăm nhưng vì chưa xây dựng được nhãn hiệu nên dưa Vĩnh Tú đã bị nhiều người lợi dụng, đánh tráo thương hiệu vì mục đích lợi nhuận. Cụ thể như khoảng tháng 5, tháng 6/2016, có nhiều thương lái đem dưa từ nơi khác đến Vĩnh Tú và bán đại trà cho khách, giới thiệu là dưa do chính Vĩnh Tú trồng. Việc làm này đã ảnh hưởng rất lớn đến dưa Vĩnh Tú, làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

Bên cạnh đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, cũng cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu dưa Vĩnh Tú với nhãn mác rõ ràng trên quả dưa Vĩnh Tú để người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm chất lượng”. Anh Lê Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết, nhằm hạn chế những tranh chấp thương mại có thể xảy ra trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay; giữ gìn và nâng cao uy tín, chất lượng, giá cả và danh tiếng sản phẩm, quảng bá sản phẩm rộng rãi, mang lại giá trị kinh tế - văn hóa cao hơn nữa và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, UBND huyện Vĩnh Linh đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các địa phương, HTX, các ngành liên quan để thực hiện xây dựng đề án đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Trong năm 2016, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể “Ném Vĩnh Linh” và đã có Quyết định số 46147/QĐ- SHTT ngày 28/7/2016 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc chấp nhận đơn hợp lệ, HTX Nông nghiệp Vĩnh Kim đại diện đứng tên đăng ký; nhãn hiệu tập thể “Khoai môn Vĩnh Linh”, do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về thủ tục và kinh phí, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ nộp Cục Sở hữu trí tuệ, HTX Nông nghiệp Vĩnh Hiền đại diện đứng tên đăng ký; nhãn hiệu “Dưa hấu Vĩnh Tú”, hiện hồ sơ đang gửi Công ty Tư vấn nộp Cục Sở hữu trí tuệ, HTX Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú đại diện đứng tên đăng ký; nhãn hiệu tập thể “Đậu xanh Vĩnh Giang” được UBND tỉnh ban hành Công văn số 4432/UBNDNN ngày 21/10/2016 về việc sử dụng tên địa danh “Vĩnh Giang” để xây dựng nhãn hiệu “Đậu xanh Vĩnh Giang”, hiện hồ sơ đang gửi Công ty Tư vấn nộp Cục Sở hữu trí tuệ, HTX Nông nghiệp Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang đại diện đứng tên đăng ký; nhãn hiệu tập thể “Lạc Vĩnh Linh”, hiện hồ sơ đang gửi Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh xem xét cho phép sử dụng tên địa danh “Vĩnh Linh” để xác lập nhãn hiệu tập thể “Lạc Vĩnh Linh”, HTX Nông nghiệp Mỹ Tú, xã Vĩnh Tú đại diện đứng tên đăng ký. Trong khi chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký sử dụng nhãn hiệu nông sản, các đơn vị đã thiết kế logo, nhãn mác, bao lưới chứa đựng sản phẩm; phổ biến quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể để các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cùng biết và thực hiện hiệu quả.

Để phát triển cây hồ tiêu bền vững, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây hồ tiêu Vĩnh Linh. Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3875/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00045 cho sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị. Khu vực chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm hạt tiêu bao gồm: Thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa. Toàn huyện hiện có 1.230 ha cây hồ tiêu, trong đó diện tích cho sản phẩm gần 1.100 ha. Hiện nay, đang xúc tiến thành lập HTX sản xuất kinh doanh hồ tiêu Vĩnh Linh thuộc Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý Việt Nam” do Cơ quan phát triển Pháp tài trợ trong giai đoạn 2016-2018. Với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý, tổ chức hiệp hội đại diện cho người trồng tiêu tại Vĩnh Linh; nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh việc thương mại hóa sản phẩm, trong đó tập trung hướng đến thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, huyện đang nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu “Hồ tiêu Vĩnh Linh”, và tăng cường quảng bá sản phẩm tiêu Vĩnh Linh bằng nhiều cách làm khác nhau, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Phát triển được thương hiệu nông sản chủ lực là một chặng đường khá dài. Vì thế, huyện Vĩnh Linh đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành liên quan, đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương và người dân chú trọng việc xây dựng quảng bá hình ảnh hàng hóa nông sản Vĩnh Linh thông qua việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác dùng chung tập thể; thực hiện liên doanh liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…; đồng thời đề nghị các cấp, ngành liên quan có chính sách hỗ trợ để các HTX và người dân có điều kiện trong việc phát triển sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh các cây trồng chủ lực và có điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu nông sản; giới thiệu những doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến ký hợp đồng bao tiêu nông sản cho người dân, qua đó giới thiệu, quảng bá thương hiệu nông sản Vĩnh Linh ra toàn quốc và thế giới…

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay18,354
  • Tháng hiện tại310,773
  • Tổng lượt truy cập2,189,151
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây