Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển

Thứ ba - 20/09/2016 03:18 87 0
Ngày 19/9/2016, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị có buổi làm việc với Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường tại các địa phương ven biển (Hội đồng) để nghe báo cáo tình hình thống kê thiệt hại. Đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Lê Thị Lan Hương, UVTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hà Sỹ Đồng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngày 19/9/2016, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị có buổi làm việc với Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường tại các địa phương ven biển (Hội đồng) để nghe báo cáo tình hình thống kê thiệt hại. Đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Lê Thị Lan Hương, UVTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hà Sỹ Đồng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường tại các địa phương ven biển


Theo báo cáo đánh giá của Hội đồng, đến nay tỉnh đã thống kê, xác định thiệt hại đợt 1 có 2.642 tàu thuyền, trên 935 ha tôm với 11.243 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 4.550 lao động gián tiếp. Thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tích cực phối hợp các địa phương ven biển tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, giải đáp vướng mắc trong quá trình kê khai thiệt hại cho người dân.

Tại cuộc họp, các thành viên trong Hội đồng bổ sung những ý kiến về vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện thống kê, giám sát việc đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển ở cơ sở như: Thời gian thống kê thiệt hại quá gấp trong khi đối tượng thiệt hại nhiều nên một số địa phương chưa thống kê hết, vì vậy thời gian tới cần để các địa phương tiếp tục thống kê thiệt hại cho một số đối tượng chưa thực hiện kịp. Phân bổ kinh phí hỗ trợ việc đi lại đánh giá, thống kê thiệt hại cho các tổ, thành viên thống kê thiệt hại ở cơ sở. Sau khi có định mức, đơn giá bồi thường thiệt hại cần có thời gian công khai niêm yết để đảm bảo minh bạch, dân chủ trước khi địa phương ra quyết định bồi thường thiệt hại. Đối tượng kinh doanh dịch vụ thương mại có nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ. Tăng cường công tác lấy mẫu kiểm tra giám sát môi trường biển, giám sát hải sản tại các vùng biển bị ảnh hưởng. Đề nghị UBND tỉnh, bên cạnh việc bồi thường thiệt hại cần có chính sách giải quyết việc làm cho người dân ven biển và chỉ đạo việc tiêu hủy hải sản đông lạnh trong các kho lạnh ở huyện Vĩnh Linh do hiện nay người dân chưa đồng ý tiêu hủy theo quyết định của ngành chức năng.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm, sau khi có định mức, đơn giá bồi thường thiệt hại của Trung ương, Chủ tịch UBND các huyện sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt quyết định bồi thường thiệt hại cho các đối tượng của địa phương. Những đối tượng ảnh hưởng gián tiếp có thể tiếp cận các gói chính sách ưu đãi chứ không thể hưởng bồi thường thiệt hại vì đối tượng này quá nhiều. Từ nay đến khi giải ngân bồi thường thiệt hại các địa phương cần niêm yết, công khai danh sách đối tượng thiệt hại để người dân tự giám sát lẫn nhau.

Sau khi nghe báo cáo và thảo luận của Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường tại các địa phương ven biển tỉnh, đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các sở, ngành, địa phương và thành viên Hội đồng trong thời gian qua. Tuy nhiên, để việc đánh giá thiệt hại cho người dân đảm bảo công bằng, không bỏ sót đối tượng nhưng không cào bằng, các địa phương, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ trong việc xác định đối tượng bị thiệt hại theo quy định của Trung ương. Việc bổ sung đối tượng thiệt hại, nhất là thiệt hại gián tiếp cần nghiên cứu kỹ để đề xuất Trung ương nếu không sẽ phát sinh rất nhiều.

Đồng chí cho rằng, trong một khoản kinh phí được hỗ trợ bồi thường nhất định cần cân nhắc, lựa chọn đối tượng phù hợp. Ở đây đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với biển mà cụ thể nhất là ngư dân trực tiếp đánh bắt trên biển và hệ thống dịch vụ du lịch ven biển là những người bị thiệt hại nặng nề nhất cần được bồi thường thỏa đáng. Cán bộ các địa phương, đơn vị liên quan trong quá trình điều tra, thống kê thiệt hại ở cơ sở cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc đánh giá thiệt hại để tuyên truyền, giải thích rõ cho người dân hiểu; công tâm, khách quan trong quá trình thống kê và xét duyệt đối tượng được đền bù; đồng thời tiếp tục nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân đề xuất Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường tại các địa phương ven biển tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy xem xét, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nảy sinh ở cơ sở.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay16,554
  • Tháng hiện tại308,973
  • Tổng lượt truy cập2,187,351
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây