Thực hiện kế hoạch công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm quí I, năm 2016. Ban điều hành cùng nhóm chuyên gia thực hiện dự án: “Xây dựng và chuyển giao mô hình bếp đun cải tiến cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân”.
Ban điều hành dự án cùng nhóm chuyên gia trao đổi với bà con về tình hình đun nấu tại xã Tà Long, huyện Đakrông
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, hầu hết bà con nông dân sử dụng bếp đun hở kiềng 03 chân, hiệu suất chỉ đạt 8- 15%, thải nhiều khí CO2 và khói bụi, nên khi đun nấu hiệu quả sử dụng củi thấp, thời gian đun nấu một bữa ăn phải kéo dài trên 60 phút, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em trong gia đình. Thói quen của bà con là đun nấu cả ngày, đặc biệt về mùa đông dùng củi sưởi ấm cho gia đình, bà con không có thói quen tiết kiệm củi đun, nên hàng ngày phải bỏ thời gian đi kiếm củi.
Thói quen của bà con nông dân Đakrông đun nấu hàng ngày
Trong điều kiện hiện nay, rừng đã có chủ nên việc tìm kiếm củi đun ngày càng khó khăn, phải đi xa và khai thác rừng tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường rừng đầu nguồn, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Củi bà con chuẩn bị đun nấu trong năm
Bếp đun cải tiến mới có những ưu điểm như giảm được 30 - 50% củi so với bếp kiềng, giảm thời gian đun nấu từ 30 - 35%, giảm khí CO2 từ 3 - 6 lần và giảm 70 - 90% khói bụi tại nơi người sử dụng.... Vì vậy, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã đề xuất với chương trình UNDP-GEF SGP thực hiện dự án xây dựng và chuyển giao mô hình Bếp đun tiết kiệm cải tiến nhằm giúp cho bà con đồng bào dân tộc, tiết kiệm được củi đun ,giảm được thời gian đun nấu, cải thiện điều kiện sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ và rẻ em, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng đầu nguồn và môi trường trong khu vực và toàn cầu.
Đan Nguyên