Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Thứ sáu - 20/07/2018 03:45 110 0
Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Chúng thường đục cành cà phê khiến cây bị chết gục tại chỗ.
Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Chúng thường đục cành cà phê khiến cây bị chết gục tại chỗ.


Vết đục của sâu đục thân mình trắng

- Triệu chứng gây hại:

Cây cà phê bị sâu đục thân thường có lá màu vàng, hơi héo. Do đường đục chạy vòng quanh thân nên ở những cây bị nặng khi gặp gió to rất dễ gãy ngang nơi có vết đục.

Sâu đục thân mình trắng thường gây hại nặng ở các vườn cà phê ít rậm rạp, cây thưa lá, già cỗi, hở thân, thiếu cây che bóng. Chúng thường xuất hiện quanh năm nhưng cực kỳ ưa thích nhiệt độ cao và ánh sáng nhiều nên thường phát sinh mạnh vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 10 tháng 11.

- Tác nhân gây hại: Sâu đục thân mình trắng có vòng đời trong mùa đông là 200 đến 211 ngày, còn nếu sống trong thời tiết mùa hè thì thời gian sinh trưởng của sâu được rút ngắn lại chỉ từ 126 đến 176 ngày.

Sâu đục thân trưởng thành là một loại xén tóc nhỏ, thân mình thường có màu xanh đen. Con trưởng thành thường đẻ trứng tại vị trí những cành thưa lá, đặc biệt là những cây ít cành, chúng thường đẻ vào các vết nứt của đoạn cành. Khi nở, sâu non đục sâu vào gỗ, tiếp tục đi sâu vào trong thân cây. Sâu non thường có thân mình màu trắng, không có chân và trên thân thường có xuất hiện nhiều đốt. Sâu non có đường đi không nhất định, chúng có thể đục lòng vòng trong thân cây và phá hủy các mạch gỗ trong thân cây.

- Phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục thân mình trắng: Sâu non đục vào vỏ cây thành đường vòng quanh thân và còn ở trong lớp vỏ cây từ 20 - 30 ngày mới đục vào lõi gỗ làm cho chỗ vỏ đó phình lên. Sâu non đục vào thân gỗ tạo thành các đường đi lên hoặc đi xuống, đục đến đâu đùn phân ra phía sau lấp đường đục đến đó.


Sâu đục thân trưởng thành và nhộng

- Biện pháp phòng trừ

+ Trồng giống thấp cây, phân cành sớm (Catimo, Catura), với mật độ hợp lý (5.000 - 5.500 cây/ha), để 2 - 3 thân cây trên hố. Chăm sóc tỉa cành tạo tán hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán cây cân đối sẽ hạn chế khả năng hấp dẫn các con trưởng thành đẻ trứng vào thân.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom và tiêu huỷ cây bị hại để diệt sâu non. Tại các ruộng bị nặng cần chặt, đốt cây bị hại từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau để tiêu diệt các con trưởng thành ngủ đông.

+ Có thể phun các loại thuốc lên cây: Padan 95 SP (0,75 - 1,5 kg/ha), Diazan 50ND (1,5 l/ha), Vibaba 50ND; phun phủ đều một lượt thân cây. Thời gian phun vào tháng 4, 5 và tháng 10, 11 hàng năm.

Nguồn: NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay16,738
  • Tháng hiện tại309,157
  • Tổng lượt truy cập2,187,535
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây