Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Thứ hai - 02/04/2018 04:32 154 0
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây tình hình thiên tai diễn biến bất thường gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông, ngư nghiệp. Để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo sản xuất nông nghiệp, huyện Gio Linh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, các loại cây chịu hạn trên vùng đất cát để ổn định lương thực. Đặc biệt, huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây tình hình thiên tai diễn biến bất thường gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông, ngư nghiệp. Để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo sản xuất nông nghiệp, huyện Gio Linh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, các loại cây chịu hạn trên vùng đất cát để ổn định lương thực. Đặc biệt, huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.

Trồng dứa công nghệ cao, hướng chuyển đổi cây trồng mới ở vùng biển Gio Linh

Trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các xã ở vùng đông Gio Linh như Gio Thành, Gio Mỹ, Gio Mai, Trung Giang, Gio Hải đang chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu. Với đặc thù đất cát chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất nên khó khăn cho sản xuất nông nghiệp mỗi khi gặp hạn hán. Đơn cử như thôn Thủy Khê, xã Gio Mỹ, lâu nay ổn định đất trồng lúa hai vụ nhưng với khả năng tích nước ở các hồ chứa không nhiều do hạn hán nên ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa của địa phương. Vì vậy, huyện Gio Linh đã tích cực vận động nông dân chuyển đổi hơn 10 ha trồng lúa sang trồng ngô. Sau mấy vụ chuyển đổi hơn 10 ha ngô trồng trên đất lúa ở Thủy Khê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Không chỉ ở thôn Thủy Khê, phần lớn các địa phương ở vùng đông Gio Linh đều thực hiện chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang trồng màu để tiết kiệm nước tưới. Ở xã Gio Thành, nông dân triển khai trồng 5 ha ngô trên vùng đất cát trước đây bỏ hoang, HTX Cao Xá, xã Trung Hải và HTX Võ Xá, xã Trung Sơn tiến hành liên kết với doanh nghiệp đưa vào gieo trồng giống lúa ngắn ngày với diện tích 10 ha để tiết kiệm nước và chống biến đổi khí hậu. Với phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở từng địa phương, toàn huyện chuyển đổi hơn 500 ha đất trồng lúa ở những chân ruộng cao, vùng thường khó khăn về nguồn nước sang trồng ngô, rau đậu các loại, ớt. Để giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, phòng chống hạn hán, huyện Gio Linh thực hiện chủ trương hỗ trợ giống ngô, đậu, rau màu các loại, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện chỉ đạo các địa phương tích cực vận động nông dân khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng vụ đông xuân để bù vào diện tích có thể bị thu hẹp trong vụ hè thu do thiếu nước. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các địa phương tăng cường xen canh, gối vụ, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông xuân để kịp thời sản xuất vụ hè thu.

Trong năm 2017, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp các xã vùng cát miền biển với diện tích 1.010 ha, trong đó: Gio Thành 110 ha, Gio Việt 50 ha, Gio Mỹ 400 ha, Gio Hải 200 ha, Trung Giang 200 ha và thị trấn Cửa Việt 50 ha. Trước đó, UBND tỉnh, huyện đã hỗ trợ nguồn vốn, tập huấn, chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để xây dựng 21 mô hình kinh tế trên vùng cát với tổng nguồn vốn 1.192,8 triệu đồng, bao gồm 10 mô hình nuôi bò ở Gio Mai, Gio Việt, Trung Giang; 4 mô hình chăn nuôi lợn ở Gio Việt, Trung Giang; 1 mô hình trồng ném, 1 mô hình trồng lạc ở Gio Hải; 1 mô hình trồng nấm ở Gio Việt; 2 mô hình nuôi chim yến ở thị trấn Cửa Việt và xã Gio Việt; nuôi cá, cua xen ghép ở Trung Giang;1 mô hình nuôi gà ở Gio Mai;1 mô hình nuôi cá lồng ở thị trấn Cửa Việt.

Trong định hướng phát triển kinh tế vùng gò đồi, miền núi, ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, nông nghiệp hữu cơ và liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, Gio Linh đã liên kết tiêu thụ với Công ty XNK Đồng Giao tại Ninh Bình xây dựng 1 mô hình trồng dứa công nghệ cao 4 ha tại Trung Giang; liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Nam tại Bà RịaVũng Tàu xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 25 ha tại Tổ hợp tác Võ Xá, HTX Phước Thị; liên kết sản xuất để tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Quế Lâm-Thừa Thiên Huế triển khai mô hình trồng bưởi da xanh và ổi không hạt với diện tích 5 ha tại xã Hải Thái, mô hình trồng cỏ 5 ha để nuôi bò nhốt với quy mô 100 con ở xã Hải Thái; mô hình mướp đắng nhà lưới ở Gio Mỹ; mô hình khoai lang ruột tím, ruột vàng tại Trung Giang; chỉ đạo xã Gio Quang tổ chức sản xuất lúa, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy bia Hà Nội- Quảng Trị.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Văn Quảng, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết: “Trong điều kiện khó khăn về sản xuất nông nghiệp trước những tác động xấu của biến đổi khí hậu, huyện Gio Linh đã chủ động triển khai các giải pháp chuyển đổi cây trồng một cách hợp lý. Bình quân mỗi năm huyện phấn đấu chuyển đổi trên 2.000 ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng cạn để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Huyện cũng đã tích cực tìm kiếm và giới thiệu các công ty, doanh nghiệp để cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Vì vậy, phần lớn các loại cây trồng chuyển đổi hiện đều có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường, tránh tình trạng dư thừa nông sản ảnh hưởng đến thu nhập của người dân”.

Tuy nhiên về lâu dài, để đối phó với biến đổi khí hậu, huyện Gio Linh cũng như các địa phương trên toàn tỉnh phải tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp. Thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi, cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản, đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu từ rừng, xây dựng các hệ thống chống ngập, nước biển dâng…Có như vậy mới chủ động ứng phó một cách có hiệu quả trước những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra trong sản xuất nông nghiệp./.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay18,779
  • Tháng hiện tại313,693
  • Tổng lượt truy cập2,192,071
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây