Nơi đưa thương hiệu gạo Quảng Trị đi khắp mọi miền

Thứ tư - 05/08/2015 22:15 74 0
Vùng Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị) là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh, năng suất lúa bình quân đạt gần 6 tấn/ha/vụ. Vùng này cũng thường xuyên khảo nghiệm các giống lúa chất lượng cao nên trong bộ giống sản xuất của cả vùng cơ cấu phần lớn giống lúa có gạo mang ưu điểm cơm thơm, ngon, dẻo, hạt nhỏ... được thị trường ưa chuộng. Đứng chân trên vùng nguyên liệu như thế nên các cơ sở xay xát gạo ở thị xã Quảng Trị đã quan tâm đầu tư để tạo ra sản phẩm gạo qua chế biến đạt chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu gạo Quảng Trị trên thị trường trong và ngoài nước.

Vùng Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị) là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh, năng suất lúa bình quân đạt gần 6 tấn/ha/vụ. Vùng này cũng thường xuyên khảo nghiệm các giống lúa chất lượng cao nên trong bộ giống sản xuất của cả vùng cơ cấu phần lớn giống lúa có gạo mang ưu điểm cơm thơm, ngon, dẻo, hạt nhỏ... được thị trường ưa chuộng. Đứng chân trên vùng nguyên liệu như thế nên các cơ sở xay xát gạo ở thị xã Quảng Trị đã quan tâm đầu tư để tạo ra sản phẩm gạo qua chế biến đạt chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu gạo Quảng Trị trên thị trường trong và ngoài nước.

Công nhân đang đóng bao gạo tại Công ty TNHH Hoành Huệ

Để tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến lương thực phát triển, thị xã đã kịp thời chỉ đạo triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Thị ủy, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa IV và khóa V về phát triển kinh tế; triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận tiện, thúc đẩy hoạt động sản xuất- kinh doanh lúa gạo của thị xã phát triển.

Hiện nay toàn tỉnh có 1.300 cơ sở thu mua, xay xát, đánh bóng lúa gạo, trong đó thị xã Quảng Trị chiếm khoảng 2% số cơ sở nhưng sản lượng lúa chế biến chiếm gần 20% sản lượng lúa toàn tỉnh. Điều này chứng tỏ số cơ sở chế biến lúa gạo ở thị xã Quảng Trị có quy mô khá lớn. Đến nay, ở thị xã có hơn 20 cơ sở xay xát, chế biến lương thực với tổng sản lượng gạo chế biến mỗi năm đạt khoảng hơn 25.000 tấn. Cụm công nghiệp Ba Bến tập trung 5 cơ sở chế biến lương thực lớn với quy mô mỗi cơ sở 3.000- 4.000 tấn/năm, trở thành địa điểm tập trung về chế biến lúa gạo ở thị xã Quảng Trị. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, 3 cơ sở chế biến lúa gạo là Công ty TNHH Hoành Huệ, Công ty TNHH Hùng Oanh, cơ sở xay xát Hiệt Thinh ở Cụm công nghiệp Ba Bến đã đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho gần 100 lao động tại địa phương, sản phẩm gạo đạt chất lượng cao, năng suất lao động tăng lên, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và phù hợp với thị trường.

Chị Phan Thị Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Hoành Huệ cho biết: “Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm làm trong ngành lương thực nên khi mở cơ sở chế biến chúng tôi khá thuận lợi trong việc lựa chọn lúa chất lượng tốt và tìm kiếm thị trường. Quy mô của nhà máy được mở rộng dần và phát triển theo nhu cầu của thị trường. Hiện công ty chúng tôi đang đầu tư sản xuất chế biến gạo trên dây chuyền khá hiện đại, lúa sau khi tách vỏ, chà, đánh bóng, sàng lọc gạo đạt chất lượng cao, có tỷ lệ tấm thấp... đáp ứng tốt các thị trường khó tính ở các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu”.

Sau một thời gian cầm chừng với ngành sản xuất vật liệu thép xây dựng, doanh nghiệp Hồng Thủy ở Cụm công nghiệp Cầu Lòn đã chuyển hướng sản xuất, mạnh dạn đầu tư 12 tỷ đồng mua sắm dây chuyền chế biến gạo hiện đại với công suất bình quân hơn 4.000 tấn gạo/năm. Nhờ đầu tư có bài bản, máy móc hiện đại, công nhân có tay nghề nên sản phẩm gạo chất lượng cao của công ty không chỉ đạt tỷ lệ tấm ở mức thấp nhất mà còn được sàng lọc thành gạo sạch. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh chóng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu sang Lào. Mỗi năm, công ty đạt doanh thu trên 50 tỷ đồng, thu lãi khoảng 3 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 25 lao động với mức thu nhập từ 3,5- 4 triệu đồng.

Việc mở rộng quy mô hoạt động chế biến lúa gạo của các cơ sở chế biến tại thị xã Quảng Trị cũng đồng thời tạo ra lượng chất thải khổng lồ từ vỏ trấu gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Những năm trước đây, các cơ sở xay xát gạo phải tốn nhiều kinh phí để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường này nhưng không mấy hiệu quả. Từ năm 2011 đến nay, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ sở chế biến gạo quy mô lớn ở thị xã Quảng Trị đều ứng dụng thành công hệ thống ép củi trấu, không chỉ giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải trong chế biến lúa gạo mà còn tạo lợi nhuận trong kinh doanh. Dây chuyền ép củi trấu của mỗi doanh nghiệp chế biến lúa gạo lớn ở thị xã Quảng Trị mỗi năm đạt doanh thu từ 200- 300 triệu đồng, góp phần đáng kể thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

Nhờ sản xuất phát triển, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở thị xã Quảng Trị đạt được nhiều thành tích trong nộp ngân sách nhà nước nhiều năm liền. Và một điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp này đã đưa thương hiệu gạo Quảng Trị đi khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu qua một số nước trong khu vực, được người tiêu dùng ưa chuộng.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay14,809
  • Tháng hiện tại326,007
  • Tổng lượt truy cập2,204,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây