Thạc sĩ trẻ làm... tinh bột nghệ

Thứ tư - 09/07/2014 21:17 128 0
Đến xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), hỏi những người dân nơi đây, ai cũng biết anh Trần Minh Đức ở thôn Bảng Sơn. Anh có khuôn mặt thân thiện, dáng người thư sinh thường lái xe đi mua củ nghệ khắp các hộ dân ở vùng Cùa.

Đến xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), hỏi những người dân nơi đây, ai cũng biết anh Trần Minh Đức ở thôn Bảng Sơn. Anh có khuôn mặt thân thiện, dáng người thư sinh thường lái xe đi mua củ nghệ khắp các hộ dân ở vùng Cùa.

Vào xưởng chế biến tinh bột nghệ của anh Đức phải đi qua một con đường đất gập ghềnh. Đó là một xưởng chế biến nhỏ, gần xưởng có vài cái chuồng nuôi chim trĩ. Tình cờ chúng tôi thấy anh đang cho những con chim trĩ ăn. Trước đây, cũng vào thời gian này anh đang giảng dạy cho sinh viên, hay trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, nhưng thật khó tin hiện tại anh đang cặm cụi chăm sóc cho những con chim cưng của mình. Anh cho biết đây chỉ là công việc phụ, công việc chủ yếu của anh là thu mua củ nghệ, giao hàng cho các đại lý.


Anh Đức đang đưa nghệ vào máy xay

Anh Đức sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Gia đình có 4 anh em, tất cả đều được học hành. Anh Đức đã từng học 4 năm ở Đại học Huế, chuyên ngành giáo dục chính trị, là giảng viên của Trường Cao đẳng kinh tế kế hoạch Đà Nẵng, Cao đẳng Văn hóa du lịch và nghệ thuật Sài Gòn. Sau đó anh Đức tiếp tục học để lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành kinh tế và có 6 tháng làm biên tập cho trang báo điện tử Sài Gòn actfilm. Nhưng rồi anh Đức quyết định về quê lập nghiệp.

Nói về quyết định của mình, anh Đức tâm sự: “Có bằng thạc sĩ nhưng lại quyết định về quê quả thật là một cuộc đấu tranh tâm lý hết sức căng thẳng. Có cha mẹ nào mà muốn con mình học hành thành đạt rồi trở về quê. Với trường hợp tôi lại khác, dù có công việc đáng mơ ước, nhưng khát vọng lập nghiệp trên quê hương vẫn không nguôi trong lòng tôi. Gia đình lúc đầu rất phản đối với sự lựa chọn của tôi, nhưng rồi mọi chuyện cũng yên ổn dần. Trong quá trình làm biên tập cho báo, tôi thường xuyên làm tiếp thị cho cao lá vằng vùng Cùa. Sự thích thú, đam mê làm kinh tế hình thành trong tôi từ đó. Tôi quyết định về quê lập nghiệp. Tôi xin nghỉ việc và sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trước mắt”.

Anh Đức trở về quê với số vốn ít ỏi trong tay. Anh quyết định mở trang trại nuôi gà. Nuôi gà được 2 năm thì khó khăn bắt đầu ập đến. Do dịch bệnh hoành hành, đàn gà của anh cứ chết dần chết mòn. Nhưng thất bại đó không làm giảm quyết tâm lập nghiệp theo con đường mình đã chọn. Anh chuyển sang mô hình nuôi chim trĩ. Nhờ vào sự giới thiệu của một người bạn, anh nhập giống chim trĩ ở Hà Nam về nuôi. Đang trong quá trình làm trang trại nuôi chim trĩ thì cơ duyên với củ nghệ đã đến với anh. Một lần tình cờ bác hàng xóm nhờ anh đi xay 1 tạ củ nghệ. Sau đó, bác kể lại là đã chế biến được khoảng 7 kg đến 8 kg tinh bột. Anh nghĩ có thể làm giàu từ tinh bột nghệ này.

Sau một quá trình tìm hiểu, anh thấy vùng Cùa có lợi thế đất đai, ngoài cây hồ tiêu, cao su, còn một loại cây rất được mọi người chăm sóc là cây nghệ. Ở vùng Cùa, bình quân mỗi hộ trồng nghệ thu hoạch một năm từ 3 đến 4 tạ củ nghệ, hộ nhiều 1 đến 2 tấn. Người dân thu hoạch xong chỉ bán cho thương lái với giá rất thấp. Củ nghệ ngoài việc làm gia vị cho các món ăn, còn có rất nhiều công dụng trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày, tá tràng, gan, làm đẹp da, các bệnh về đường ruột… Với nhiều công dụng của củ nghệ này đáng ra giá phải cao hơn.

Anh Đức chia sẻ: “Theo tôi biết thì ở tỉnh Quảng Trị hiện chưa có thương hiệu tinh bột nghệ nào. Việc chế biến tinh bột nghệ ở Cùa nói riêng và ở tỉnh Quảng Trị nói chung là mô hình mới, có khả năng phát triển trong tương lai”.

Anh bắt đầu hình thành ý tưởng và bắt tay vào thực hiện. Đầu tiên, anh góp vốn với một người bạn, bắt đầu tìm hiểu và mua máy móc làm ăn. Anh Đức cho biết: “Lúc đầu hết sức khó khăn, tôi phải tới từng nhà để thu mua nguyên liệu. Với số vốn ít ỏi tôi đầu tư vào máy móc nên nhiều khi cũng rất chật vật”.

Anh đi mua nguyên liệu, thu gom cất vào kho và xay hàng ngày. Càng ngày anh càng mở rộng thu mua nguyên liệu lên các vùng Tân Lâm, Khe Sanh. Bình quân mỗi ngày xưởng anh xay 2 tạ đến 3 tạ củ nghệ, qua quá trình xay, lọc, sấy thu được từ 15 kg đến 20 kg tinh bột. Sau đó anh đi giao ở các đại lý từ 500 nghìn đến 600 nghìn/kg tinh bột. Xưởng của anh hiện tại có 6 người làm công, gặp lúc đặt hàng nhiều anh phải thuê thêm 2, 3 người nữa để công việc được nhanh hơn. Anh dự tính sẽ thuê thêm người, tạo việc làm cho những người thiếu việc làm quanh vùng.

Tinh bột nghệ mang thương hiệu Thanh Lọc của anh Đức đang được bày bán ở nhiều đại lý trong tỉnh và nhiều tỉnh khác. “Công việc vất vả nhưng tôi rất vui với con đường mình đã chọn. Chỉ cần cơ quan chức năng hoàn thành việc thẩm định chất lượng sản phẩm tinh bột nghệ Thanh Lọc nữa là coi như tôi yên tâm. Khi đó nghệ của vùng Cùa sẽ được nhiều người biết đến nhiều hơn, tạo điều kiện đầu ra ổn định cho người dân trồng nghệ”, anh Đức tâm sự.

Chúng tôi đến thăm xưởng khi anh đang trong quá trình thực hiện hồ sơ thẩm định thương hiệu tinh bột nghệ Thanh Lọc. Với lòng nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, chắc chắn trong tương lai, tinh bột nghệ Thanh Lọc của anh Đức sẽ được nhiều người biết đến, góp phần làm nổi danh một sản phẩm độc đáo của vùng Cùa.

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay10,511
  • Tháng hiện tại80,022
  • Tổng lượt truy cập2,510,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây