Lợi ích kép từ việc trồng măng tre ở xã Húc

Thứ hai - 15/08/2016 05:12 78 0
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Húc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã tận dụng diện tích đất đồi có độ dốc lớn, không thể canh tác nông nghiệp để phát triển cây măng tre cho hiệu quả, thu nhập khá. Theo thống kê, đến nay xã Húc có khoảng 20 ha măng tre, tập trung vào các thôn: Tà Núc, Húc Ván, Tà Rùng…

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Húc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã tận dụng diện tích đất đồi có độ dốc lớn, không thể canh tác nông nghiệp để phát triển cây măng tre cho hiệu quả, thu nhập khá. Theo thống kê, đến nay xã Húc có khoảng 20 ha măng tre, tập trung vào các thôn: Tà Núc, Húc Ván, Tà Rùng…

Thời điểm này, nông dân xã Húc đang bước vào vụ thu hoạch măng tre nên có rất nhiều thương lái tìm vào tận các thôn, bản để thu mua, tiêu thụ. Theo nhiều người dân cho biết, loài măng tre được trồng trên địa bàn xã Húc có tên gọi theo tiếng Vân Kiều là A- băng ra- la (người miền xuôi gọi là măng cày), mỗi thân măng đến kỳ thu hoạch nặng từ 2- 5kg và mọc đều từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch. Trung bình một khóm tre được trồng từ 5 năm trở lên cho thu hoạch khoảng 100- 200kg măng, với giá bán 1.500 đồng/kg như hiện nay thì người dân xã Húc có nguồn thu nhập rất đáng kể trong thời gian rảnh rỗi việc nương rẫy.

Măng tre chuẩn bị cho thu hoạch ở xã Húc

Gia đình ông Hồ Văn Đeng (57 tuổi) ở thôn Tà Rùng, xã Húc có hơn 100 khóm măng tre, đã cho thu hoạch gần 2 năm nay. Ông Đeng cho biết, bởi diện tích đất nương rẫy của gia đình ông có độ dốc lớn, trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả không đem lại hiệu quả nên 5 năm trước ông đã chuyển đổi sang trồng măng tre. So với các loài cây trồng khác thì cây măng tre trồng và chăm sóc khá dễ dàng. Người trồng chỉ cần chọn đốn những gốc tre bụ bẫm có sức, có nhiều mắt rồi vùi sâu xuống đất thì trong khoảng vài ba tháng cây sẽ bén rễ, nảy chồi mà không cần đến bón phân. Khi cây đến thời kỳ thu hoạch thì cần phát quang, vệ sinh khóm tre sạch sẽ để thuận lợi cho việc hái măng.

Ông Hồ Văn Đeng chia sẻ: “Trước đây, khi tôi mang giống măng A- băng ra- la về trồng ở rẫy nhiều người ở bản Tà Rùng này ngạc nhiên lắm. Họ cứ bảo rằng trong rừng măng tre thiếu gì mà phải mất công trồng. Nhưng từ khi thấy được hiệu quả của cây măng tre mang lại trên vùng nương rẫy có độ dốc cao, nhiều hộ dân cũng đã chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng, nhờ vậy có nguồn thu nhập rất đáng kể”.

Ông Đeng cho hay, vào đầu mùa măng năm nay, có thời điểm một cân măng tươi thương lái tìm đến thu mua với giá từ 10- 15 ngàn đồng. Thời gian đó, có ngày gia đình ông thu nhập gần 4 triệu đồng từ việc bán măng. Nhưng nửa tháng nay, bởi măng vào vụ chính cung nhiều hơn cầu nên giá cả cứ hạ dần, đến nay mỗi cân măng tươi thương lái chỉ thu mua với giá 1.500 đồng.

“Bây giờ, cứ mỗi tuần là gia đình tôi lại thu hoạch măng bán và mỗi lần như vậy cho thu nhập hơn 1 triệu đồng. Tuy giá măng giảm mạnh, nhưng nếu thu hoạch đến cuối mùa thì gia đình tôi cũng có trong tay trên 30 triệu đồng từ việc trồng măng tre”, ông Đeng nhẩm tính.

Cũng giống như ông Đeng, gia đình ông Hồ Ai Ta (55 tuổi) ở thôn Tà Núc, xã Húc những ngày này khá bận rộn trong việc thu hoạch măng tre. Tranh thủ ít phút ngơi tay, ông Hồ Ai Ta cho biết, gia đình ông có hơn 200 khóm tre được 7 năm tuổi. Vào thời điểm này, mỗi ngày gia đình ông Hồ Ai Ta thu hoạch đến vài tạ măng. Bởi vậy, ngày nào nhà ông cũng có thương lái tìm đến để thu mua măng với số lượng lớn, nên ông không phải mất công mang đến chợ bán.

Ông Hồ Ai Ta cho hay: “Trước đây, mảnh đất rộng hơn 2 ha của tôi thường bị sạt lở nên tôi trồng gần 20 bụi măng tre để giữ đất. Nhưng đến khi cây tre cho măng bán được giá khá cao, tôi quyết định mở rộng diện tích lên đến hơn 200 khóm. Giờ đây, cùng với chức năng chống xói mòn, sạt lở đất, gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập khá ổn định từ cây măng tre”.

Ở bản Tà Núc ngoài gia đình ông Hồ Ai Ta còn có nhiều hộ dân khác trồng măng tre với diện tích khá lớn và đã cho thu hoạch như gia đình ông Hồ Văn Cum, Hồ Nam; bà Hồ Thị Mén, Hồ Thị Ngui…

Xã Húc được biết đến là địa bàn có hơn 3/4 diện tích đất là đồi núi nên trồng măng tre ngoài việc mang đến nguồn thu nhập khá, còn góp phần chống sạt lở, xói mòn và bồi lấp đất. Ngoài những lợi ích thiết yếu trên, người dân trên địa bàn xã còn tận dụng, chủ động được nguồn nguyên liệu trong việc đan lát các vật dụng truyền thống, làm nhà sàn và chuồng trại chăn nuôi gia súc.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hồ Văn Hoạch, cán bộ nông nghiệp xã Húc cho biết: “Những năm qua, nhờ phát triển có hiệu quả diện tích măng tre nên người dân trên địa bàn xã Húc có nguồn thu nhập khá ổn định, đồng thời tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn. Bên cạnh những hiệu quả mang lại, thời gian tới chúng tôi tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng măng tre ở những vị trí gần khe suối, đồi núi dốc để ngăn ngừa tình trạng sạt lở, xói mòn đất; đồng thời theo dõi, tìm kiếm nguồn đầu ra ổn định để cây măng tre xã Húc có chỗ đứng trên thị trường, tránh tình trạng tư thương ép giá như hiện nay”.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay10,404
  • Tháng hiện tại321,602
  • Tổng lượt truy cập2,199,980
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây