Thu nhập cao từ mô hình luân canh cây trồng trên cát

Thứ tư - 22/06/2016 03:12 113 0
Nhiều năm trở về trước, khi tận mắt nhìn thấy những trảng cát ngút ngàn, ít ai nghĩ rằng có thể làm giàu được trên chất đất khô cằn và bạc màu này. Thế nhưng bằng nghị lực, sự kiên trì và táo bạo, anh Nguyễn Cường (sinh năm 1968) ở thôn Tây 1, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã cho người dân trong vùng thấy được rằng có thể làm giàu trên cát với phương thức canh tác luân canh các loại cây trồng phù hợp. Bằng phương thức canh tác mới trên vùng cát này, gia đình anh Cường đã trở thành hộ khá giả trong vùng với mức thu nhập bình quân 100-150 triệu đồng/năm.

Nhiều năm trở về trước, khi tận mắt nhìn thấy những trảng cát ngút ngàn, ít ai nghĩ rằng có thể làm giàu được trên chất đất khô cằn và bạc màu này. Thế nhưng bằng nghị lực, sự kiên trì và táo bạo, anh Nguyễn Cường (sinh năm 1968) ở thôn Tây 1, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã cho người dân trong vùng thấy được rằng có thể làm giàu trên cát với phương thức canh tác luân canh các loại cây trồng phù hợp. Bằng phương thức canh tác mới trên vùng cát này, gia đình anh Cường đã trở thành hộ khá giả trong vùng với mức thu nhập bình quân 100-150 triệu đồng/năm.


Anh Cường (bên phải) hướng dẫn kỹ thuật trồng lạc cho người dân

Đến Vĩnh Tú những ngày này, chúng tôi chứng kiến cảnh nhộn nhịp thu hoạch và mua bán dưa hấu, lạc của người dân nơi đây. Gặp chúng tôi trong lúc đang chăm chút vuông lạc xanh tốt sắp cho thu hoạch, anh Cường chia sẻ, người dân Vĩnh Tú từ bao đời nay đã trồng cây lạc, cây dưa và sắn để cung cấp nguồn lương thực cũng như nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhưng để trồng đại trà và có quy mô trên đất cát thì chỉ mới từ năm 1999. “Diện tích đất canh tác trên cát của nhà tôi có 15 sào dùng để trồng xen canh và luân canh các loại cây trồng thích hợp với đất cát như dưa hấu, sắn, lạc. Mỗi mùa vụ, tôi sẽ trồng mỗi loại cây khác nhau. Như vụ đông xuân, tôi trồng xen canh cây lạc và sắn. Vào vụ hè thu, tôi chỉ trồng cây dưa vì giống này chịu hạn tốt”, anh Cường cho hay.

Theo anh Cường, để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất cát thì cần phải lựa chọn những giống cây khỏe và sức chịu hạn tốt. Khâu chọn giống được anh tự tay thực hiện một cách kỹ lưỡng và nghiêm ngặt từ những nhà cung cấp giống uy tín. Giống lạc được anh chọn trồng trên cát là loại L14 mua từ Tây Nguyên với sức chịu hạn tốt, cho năng suất cao. Đối với cây dưa hấu, anh Cường chọn giống dưa Tiểu yến từ các nhà phân phối miền Nam là chủ yếu, vì loại này có hàm lượng đường cao, cho năng suất ổn định và được thị trường ưa chuộng, phù hợp với chất đất Vĩnh Tú. Riêng cây sắn được anh chọn và hom giống tại địa phương với giống chủ lực là KM94.

Anh Cường còn cho biết thêm, nhờ khâu chọn giống được thực hiện tốt nên việc chăm sóc, bón phân cũng giảm đi phần nào. Trong các loại cây trồng trên cát, cây lạc là tốn nhiều công chăm bón hơn cả. Chia sẻ về kinh nghiệm xử lý đất, chăm sóc cây, anh Cường nói: “Trước khi trồng, tôi phải xử lý đất bằng cách dùng thuốc vi kết hợp với phân chuồng để rải đều lên đất nhằm chống nấm, mầm bệnh cho cây lạc. Khi cây lạc đã đâm chồi thì khâu chăm bón cần phải thực hiện kịp thời. Đến giai đoạn lạc ra ba lá phải bón thúc cho cây, nếu để ra hoa mới bón thì quá muộn. Khâu làm sạch cỏ cho lạc được chia làm 3 giai đoạn. Đợt 1 sau khi cây ra ba lá (từ 15-20 ngày), đợt 2 khi cây lạc ra hoa và đợt 3 là sau khi cây đâm tia… Đặc biệt, vì đất cát có tính chất khô cằn và độ chua phèn cao nên khi bón phân cần phải kết hợp tỷ lệ phân chuồng và phân hóa học phù hợp”.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt và chính xác từ khâu chọn giống đến bón phân rồi chăm sóc nên các loại cây trồng của nhà anh Cường luôn đạt năng suất cao. Sau một vụ, anh Cường thu hoạch được bình quân 1 tấn sắn/sào, trị giá 1,2 triệu đồng. 1 sào dưa anh thu được từ 8-9 triệu đồng. Với cây lạc, anh thu được 80kg quả tươi/sào. Bên cạnh đó, nhằm tận dụng tối đa diện tích đất vườn nhà, anh Cường còn xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi thêm 1 lợn nái, 4 lợn thịt và trồng 170 gốc hồ tiêu. Sau khi trừ các chi phí, mỗi năm gia đình anh Cường có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng. Mô hình trồng luân canh và xen canh cây trồng của anh Cường tạo công ăn việc làm cho 6-7 nhân công địa phương mỗi khi đến mùa thu hoạch.

Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, anh Nguyễn Cường cho hay: “Sắp tới, tôi sẽ mở rộng diện tích vườn dưa hấu và trồng xen canh thêm cây ngô nữa. Phương thức luân canh và xen canh cây trồng vẫn được tôi tiếp tục thực hiện. Vì trên một diện tích đất đó mà không luân canh, chỉ trồng mãi một loại cây thì dễ sinh mầm bệnh lắm”.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay12,534
  • Tháng hiện tại217,383
  • Tổng lượt truy cập2,359,679
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây